Monday, November 14, 2011

My second boss

Actually my second boss is not the person I am writing here about. I joined a life insurance in 2003, moving from a military business entity. My boss at that time was a lady, who was smart, deligent but soft. She had then moved to Saigon for her personal reason and I as a matter of fact was promoted to be team leader in central region. I reported to a lady, whom I considered my real boss and real leadership master! She is one year younger than me, but she is really really good in term of knowledge, skills, and behaviors. Her father is a famous person in the world of VN football. He was at that time Techinical Manager of HAGL FC, and also a well-known commentator on TV. I do think my lady-boss has been influenced by her father's talents, and I am influenced by her talents. It was my fate to be her staff as I was more mature, more knowledgeable and more skillful when I worked with her. She was not only my boss but also my master, master of leadership and management. It was she who told me what to do to be a good leader and a good manager. It was she who taught me how to work efficiently and effectively, even when I left my insurance company. It was she who trained me how to train other people how to be a manager. If she had not left the company, I would not have left the company then.

She took her maternity for 4 months. Only 4 months, but it was too enough for another lady to make a damaged change. That lady changed everything we had set up and built up. She took my team as her commitments to sales: she would do what sales wanted providing sales brought her premium. Our solid team had been broken. My boss could not stand this, I guess. She returned to work after her leave, and immediately resigned. My destiny turned too.

Having left the company, I joined another company, where I used up what I had learnt from my lady-boss to work and survive. In this new destination, I have not learnt anything "big". This is the place I use my lady-boss' knowlegde, skills and attitudes to work and work. This is the place where I give knowledge & skills to take money. It is quite different from my previous company, where I gave knowledge and skills to take back not only money but also knowledge and skills.

Luckily, in my new company, I find another person to follow, who is my boss' boss. He is my third boss...

Friday, July 08, 2011

My First Boss

Tôi may mắn được làm việc với nhiều người sếp khác nhau, bởi tôi đã làm qua vài ba công ty khác nhau. Với mỗi người sếp, tôi điều học được nhiều điều. Với tôi, sếp, tức người lãnh đạo, phải có tâm và có tầm. Cái tâm nói lên cái đức của người sếp. Cái tầm nói đến cái tài của sếp. Một người sếp vừa có tâm và vừa có tầm sẽ khiến người khác theo. Giống như trong một entry mà tôi đã viết, một người sếp cần có 3 chữ Cs: Competency, Characteristics, và Care. Chữ C đầu tiên chính là cái tầm, cái tài. Hai chữ C sau nói đến cái tâm cái tình của người lãnh đạo. Những người đã từng là sếp tôi, ai cũng có cái Tâm và Tầm, có thể đôi khi với người này cái Tâm hoặc cái Tầm vượt trội hơn.

Sếp đầu tiên của tôi, mà nói cho đúng hơn là vị lãnh đạo của cơ quan tôi, là một quân nhân. Chưa "kịp" tốt nghiệp đại học, tôi đã được nhận vào làm cho Văn phòng điều hành dự án của Quân Khu 5, nghĩa là tôi làm cho quân đội, được hưởng mức lương và các phúc lợi khác của quân đội. Sếp tôi đương nhiên là một quân nhân. Người hơn tôi đến 3 con giáp, tức 36 tuổi. Khi ấy tôi 22 tuổi và sếp của tôi đã là 58 tuổi. Sếp là một người cực kỳ thương vợ thương con, một người mà bây giờ người ta dùng chữ tiếng Anh để mô tả "family-oriented". Quân hàm sếp lúc đó là Thượng tá, và tôi, tuy không phải báo cáo trực tiếp cho sếp, nhưng thường xuyên làm việc và tiếp xúc với sếp. Sếp coi chúng tôi như con cháu, bằng tất cả tình thương của con người - con người. Tôi chưa bao giờ thấy sếp nhậu nhẹt quá chén, cũng chưa bao giờ thấy sếp suồng sã với phụ nữ bao giờ. Cũng có thể tuổi sếp đã cao nhưng tôi nghĩ rằng, sếp là người sống có đạo đức. Tôi đã từng chứng kiến sếp kiệt sức vì nhưng trăn trở cho dự án, những băn khoăn về việc đầu tư. Lúc ấy, quân đội mới làm quen với việc làm kinh tế, hợp tác và liên doanh với nước ngoài, những nước mà trước đây chúng ta xem là tư bản, là không thể chung đường với chúng ta - Xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, công việc có vẻ rất phức tạp và nhạy cảm, và một người làm việc có tâm như sếp tôi, chắc chắn đã phải rất lao tâm khổ trí.

Cuộc đời thường không công bằng, đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt. Một vài người vì ghen tị với sếp tôi đã thẳng tay hạ bệ sếp, dù trước đó họ được sếp tôi nâng đỡ để thay quyền sếp ở một công ty của quân đội. Vậy mà sếp chỉ nói giản đơn: gieo gió gặp bão, cần gì cay cú và ăn thua! Sếp về nghỉ ngơi, dành trọn thời gian cho một vợ và 2 con, trong đó có một người con thường xuyên đau ốm và đã qua đời ở tuổi chưa tới 30.

Nhân cách của sếp đã ảnh hưởng nhiều đến tôi. Dù bận bịu và vì một số lý do, tôi ít gặp sếp sau khi tôi chuyển qua công ty khác, nhưng với tôi, sếp luôn là người lãnh đạo, là người cha, và là người thầy của tôi khi tôi mới tập tễnh bước chân đi làm.

Đạo đức, vì gia đình, yêu thương con người, dẹp bỏ thù hận, khoan dung và tha thứ.

Tuesday, June 21, 2011

Vượt lên lời đồn đoán




Thật là chán chường khi ai đó tạo ra một email vu khống và đổ vấy cho bạn. Tôi đang trong trường hợp này. Ai đó đã gởi email nặc danh, tố cáo sự tiêu cực của một số đồng nghiệp đang nắm vị trí chủ chốt trong cơ quan; rồi đùng một cái, mọi người chẳng quan tâm đến nội dung, bởi những nội dung đó vớ vẩn, không thật, mà mọi người lại quan tâm đến "ai gởi", và bạn bị nghi là "ứng viên" nặng ký cho vị trí tác giả email nặc danh đó! Bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ ứng xử như thế nào? Bạn sẽ cảm thấy ra sao, sẽ chia xẻ với ai?



Cuộc sống cần lấy cái tâm, cái đức làm đầu. Mọi người đang đi làm thuê, làm thuê để kiếm cơm. Vậy nên giúp được gì cho nhau, làm được gì tốt cho nhau thì hãy làm, chứ không nên rắp tâm làm hại lẫn nhau. Nhiều khi tôi tự hỏi: mình đã làm hại ai mà giờ để người hại lại mình? Từ hồi đi làm đến giờ, kế ra cũng gần 16 năm ròng, giúp được nhiều người, hại người thì có lẽ chưa. Nhiều khi làm tốt quá cũng không phải là tốt, bởi vẫn còn lắm kẻ ghen ăn tức ở! Bạn xây dựng mối quan hệ với sếp, với cấp trên nữa, và năng lực của bạn được ghi nhận và đánh giá tốt. Một anh bạn đồng nghiệp nào đó, nghĩ rằng họ cũng tốt mà sao không được như bạn. Vậy là anh ta có thể hại bạn, để bạn mất tất cả những gì mà bạn gầy dựng. Bạn nhận việc ở trụ sở chính, được thăng tiến và nhiều cơ hội phát triển rộng mở. Vị trí của bạn để lại bị khuyết. Ai đó muốn điền vào chỗ ấy, nhưng đang chuẩn bị đàm phán để có lợi ích tốt hơn. Đùng một cái, bạn cảm thấy không thể sống xa gia đình, không thích nghi với môi trường mới. Bạn quay về. Kế hoạch của ai đó thất bại. Họ ghét bạn. Họ căm bạn. Họ hại bạn. Tôi không biết những trường hợp này có xảy ra với tôi hay không, nhưng suy nghĩ đi suy nghĩ lại, tôi lại thấy...dám lắm!



Chỉ muốn an phận, không cầu cạnh, chỉ muốn làm tốt để kiếm cơm nuôi con ăn học. Vậy mà cũng khó quá. Tôi tự nghĩ, không biết có công việc nào, có công ty nào mà môi trường tốt hơn không, để nơi đó, mọi người chỉ biết cống hiến và sống bằng chính năng lực của mình, kiếm sống bằng chính những gì mình bỏ ra, và phát triển nhờ vào những gì mình đóng góp? Một môi trường mà trình độ văn hóa và nhận thức cao thì tạo ra những "phức tạp" cao; ngược lại, môi trường với những middle managers trình độ thấp, nhận thức kém lại tạo ra những "phức tạp" vớ vẩn, làm vẩn đục đi nét văn hóa mà môi trường đó mong muốn xây dựng. Biết bao giờ tôi mới tìm được bến đỗ thực sự để tận tâm tận lực làm việc và cống hiến? Biết bao giờ tôi mới tìm được một "minh chủ" để phò tá? Ôi, cuộc đời tôi, sao nhiều trắc trở thế?


Phải đấu tranh với cái xấu! Phải đứng vững trước những lời đồn đoán ác độc! Phải bình tâm và thanh thản, vì thân không làm, tâm không hổ thẹn. Cụ Khuất Nguyên ơi hỡi cụ Khuất Nguyên! Xin mạn phép mượn mấy lời than của cụ:



"Cả đời trong một mình ta đục

Cả đời đục một mình ta trong"



Ai biết là ta trong, và ai biết được ai đục, để chứng minh ta trong???.....................








Monday, March 21, 2011

Bản lĩnh Nhật!


Gần 20 ngày nay, nước Nhật vẫn còn trong tang thương sau trận động đất và sóng thần kinh khủng. Sóng cuốn trôi không biết bao nhiêu nhà cửa và tài sản. Đau thương hơn là hàng ngàn người đã mãi mãi ra đi không bao giờ trở lại, và hàng chục ngàn người vẫn còn trong tình trạng "mất tích". Hàng vạn người đang rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, đối mặt với cái đói cồn cào và cái rét căm căm. Xứ sở hoa anh đào tang tóc. Hoa có còn mọc nổi chăng? Họa vô đơn chí, phước bất trùng lai! Nhật Bản giờ đây còn phải đương đầu với những rủi ro về phóng xạ, mà di chứng có thể kéo đến ba đời.
Trong khó khăn mới thấy được tinh thần Nhật Bản, bản lĩnh Nhật. Nước Nhật đã từng hứng chịu hai quả bom nguyên tử hội thế chiến thứ II, tại Hiroshima và Nagashaki. Mấy mươi năm sau, Nhật vươn lên khỏi tầm châu lục, trở thành nền kinh tế lớn thứ II trên thế giới. Nước Nhật đã cho thế giới thấy họ trỗi dậy như thế nào, với việc cung cấp cho thị trường thế giới hàng triệu triệu sản phẩm công nghệ cao, mà ở Việt Nam chúng ta hàng ngày vẫn sử dụng: xe Honda, Toyota, máy giặt, máy lạnh, dàn nghe nhạc, karaoke, bếp ga...rất rất nhiều thứ đồ dùng trong xã hội, trong gia đình chúng ta được sản xuất từ Nhật hoặc sử dụng công nghệ Nhật. Đáng khâm phục.
Và giờ đây, khi cả nước Nhật đang nổ lực tuyệt đỉnh để khắc phục hậu quả của thiên tai, người dân Nhật lại cho thế giới thấy họ không chỉ có tài mà còn có đức! Ý thức công dân, tính nhân bản, tinh thần cộng đồng, đoàn kết, bảo bọc, san sẻ... Nước Nhật được giáo dục ý thức ngay từ hồi còn ngồi ghế nhà trường. Trong đói khát và giá lạnh, hàng đoàn người vẫn trật tự, lặng lẽ sếp hàng đợi những phần thức ăn trợ cấp, đợi những chiếc chăn bông hay túi áo quần. Nhà nhà mở cửa đón đồng bào của mình vào tá túc. Quán quán mở cửa cung cấp thức ăn và nước uống miễn phí. Mất mát do thiên tai là quá lớn. Người Nhật đã thể hiện được ý chí kiên cường lớn hơn. Không chen lẫn, không la hét, không xô đẩy, không hôi của, không quăng xả...Rất nhiều hành động đáng để thế giới ngưỡng mộ. Người Nhật không chỉ được dạy và đào tạo về công nghệ, mà họ còn được dạy và giáo dục kỹ năng sống, phẩm chất người Nhật, bản lĩnh Nhật.
Một bức thư gởi từ Nhật, kể chuyện cậu bé 9 tuổi, nhường phần ăn mà một người cảnh sát dành riêng cho cậu, để bỏ chung vào phần phân phát, cốt chỉ để "công bằng". Chuyện các em bé Nhật Bản vẫn còn ở lại trường chờ bố mẹ đến đón, mà biết đâu sẽ chẳng bao giờ có ai đến đón. Người Nhật cư xử rất phải đạo, rất tế nhị và rất nhân văn. Hàng triệu yên vương vãi, thế mà có ai đến nhặt? Nước Nhật đã can trường nói thật thực trạng của mất mát, thực trạng của nhà máy điện Fukushima có khả năng phơi nhiễm phóng xạ, và hậu quả sẽ khó lường. Đó cũng là bản lĩnh Nhật. Thủ tướng Kan đã gọi điện mời thủ lĩnh đáng đối lập tham gia nội các, giúp chính phủ khắc phục hậu quả. Dù không chấp nhận nhưng đảng đối lập đã xác nhận sẽ phối hợp với chính phủ triệt để để vì nước, vì dân. Lúc khó khăn như thế, quyền lực không có ý nghĩa gì nữa. Nắm giữ quyền cao chức trọng, sống trong cảnh giàu sang, liệu có sung sướng chăng khi hàng ngàn đồng bào của mình đang phải đói rét, khi đất nước đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng? Lúc khó khăn, người Nhật đã xích lại gần nhau, sát cánh bên nhau và cùng hướng về một phía.
Việt Nam ta...ngẫm nghĩ mà chạnh lòng...


Tuesday, February 15, 2011

HCMC vs Hometown


Saigon - mảnh đất đầy người và xe! Chuyển vào Saigon công tác từ ngày 1/12/2010, tôi đã chuẩn bị sẵn tâm lý để đón chào những bụi và khói, những chiếc nón bảo hiểm trên đầu người mà nếu ngồi nhìn trên cao sẽ giống như một đàn rùa khổng lồ đang bò trên phố. Tôi thật sự chưa có ấn tượng tốt về Sài Gòn, nơi mà lẽ ra một người "có năng lực nhưng chưa có thời" (tự nhận!!!) như tôi sẽ háo hức gia nhập đội quân nhập cư để tìm kiếm "thời". Những ngày qua, cứ sáng sáng, khi tôi đang trầm ngâm chạy chiếc xe ga biển 81L để đến công ty, tôi cứ tự hỏi: phải chăng chính quyền địa phương bất lực để quản lý một Saigon như vậy? Tôi không tin chính quyền sở tại bất tài, tôi không tin lực lượng cảnh sát giao thông yếu kém, tôi không tin người dân nơi đây thiếu ý thức...nhưng tôi tin thực tế đang diễn ra ở Saigon hàng ngày đã không được quan tâm và hành động đúng mức! Nếu có một người có tài và tâm, chắc Saigon sẽ được quản lý tốt. Nếu có một chương trình giáo dục ý thức tốt, tôi tin rằng Saigon sẽ khác. Nếu có một chế độ thu nhập thỏa đáng cho cán bộ công chức, tôi tin rằng Saigon không như thế này. Nhiều khi tôi tự hỏi: đến bao giờ Saigon mới tốt hơn hay tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn? Những chiếc xe buýt lấn tuyến, những chiếc xe máy đảo chiều, những chiếc ô-tô đậu đỗ bên đường, những thanh niên vượt đèn, những anh công an chạy sai phần đường, và cả những chiếc ô-tô đâm từ hẻm nhỏ...tất cả hối hả, chen lấn, nhích nhích và cuối cùng, ùn tắc! Tất cả bắt nguồn từ ý thức. Ý thức công dân là điều mà dường như ở Saigon đang thiếu. Tại sao ở Kuala Lumpur, ở Tokyo, ở New York hay gần bên thôi, Bangkok, chính quyền địa phương xử lý được vấn đề và ý thức công dân tốt hơn ở Saigon?

Đà Nẵng là nơi dân cư không đông nên cuộc sống có vẻ dễ chịu hơn, mặc dù các cơ hội phát triển nghề nghiệp không có nhiều. Đó là một thành phố cũng năng động, nhưng không xô bồ như Saigon. Đà Nẵng trong lành, bình yên, núi non sông nước có đủ, lại thêm bãi biển đẹp nhất nhì hành tinh nên Đà Nẵng càng được giá! Tìm kiếm một công việc tại Đà Nẵng không khó, nhưng tìm kiếm cơ hội ngang tầm toàn quốc thì hơi hiếm! Vì vậy, nhiều người đã vào Saigon để có thể có được cơ hội tốt hơn. Nhiều khi tôi tự hỏi: tại sao lại phải vào Saigon? Tại sao phải tạo ra sự mất cân đối ở hai đầu đất nước? Liệu có thể chuyển các văn phòng chính, văn phòng đại diện ở hai đầu đất nước về Đà Nẵng được không? Đà Nẵng không thiếu văn phòng, cơ sở hạ tầng đầy đủ, điều kiện vận chuyển cũng tốt: có đường bộ, đường sắt, đường không và đường biển. Tại sao Đà Nẵng không thu hút được nhà đầu tư? Nếu ai cũng giỏi và tìm vào Saigon, Đà Nẵng sẽ vẫn như thế này. Đà Nẵng nên có chính sách thu hút nhân tài hiệu quả, quang minh chính đại, bố trí công việc phù hợp với năng lực, làm sao để thực hiện đúng phương châm "right person, right place, right business". Có vậy Đà Nẵng mới có thể phát triển được, và cũng giảm áp lực lên hai thành phố chính được.

Back home! Đó là mong muốn của tôi. Back home! East or West, Home is the Best! Home Sweet Home! Chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ! Tôi đã làm được hai điều đầu, nhưng "tề gia" có vể chưa thông. Vì vậy, phải trở lại để "tề gia"! Saigon nhiều cơ hội, dễ sống. Nhưng làm việc với boss mới có vể không ổn lắm. Nhiêu đó thôi thúc tôi sớm về, về để ra đi! Boss lớn rất tốt, rất giỏi và rất có tâm. Boss trực tiếp không như vậy. Hehe, nếu được như vậy đã làm boss lớn rồi còn gì...

Back home, chung tay góp sức vì Đà Nẵng và lặng lẽ ẩn mình tìm cơ hội lớn, vươn mình vượt khơi...